Dơi tai sọ cao - Myotis siligorensis
- Ngành: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
- Ngành Latin: CHORDATA
- Lớp: THÚ
- Lớp Latin: MAMMALIA
- Bộ: DƠI
- Bộ Latin: CHIROPTERA
- Họ: Dơi Lá Mũi
- Họ Latin: Rhinolophidae
- Chi Latin:
Hình Thái: Lông mặt lưng đồng màu nâu sẫm. Lông mặt bụng có phần ngọn màu nâu nhạt và phần gốc lông màu nâu sẫm. Màng cánh và màng gian đùi đồng màu nâu. Loa tai dài, có mấu tai hẹp, nhọn và cao khoảng 1/2 chiều cao của loa tai. Ngọn đuôi tự do ngoài màng gian đùi.
Sinh thái: Dơi tai sọ cao thường trú ngụ trong các hang động, đường hầm, khe đá hoặc dưới tán cây; thường bay đi kiếm ăn khi trời mới bắt đầu tối và trở về nơi ở khoảng 30 phút trước khi mặt trời mọc. Loài dơi này thường bay kiếm ăn ở độ cao khoảng 2-5m so với mặt đất; có tập tính trao lượn khoảng 10 - 15 phút ở cạnh nơi trú ngụ trước khi bay đi nơi khác. Thời kỳ động dục và mang thai (đối với con cái) từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Trong Nước: Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và Kontum.
Ngoài Nước: Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonesia (Borneo).
Trạng thái bảo tồn: Phân bố rộng, số lượng ít. Những ghi nhận về loài này đều ở mức rất hiếm.
Sách đỏ VN:
IUCN: LC
ND84:
Giá trị: Loài dơi hiếm của Việt Nam và có giá trị khoa học. Phân loài Myotis siligorensis alticrantatus là đặc hữu của Việt Nam.
Nguồn: vncreatures