KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM NUNG
VIỆN SINH THÁI RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

KBTTN Nam Nung

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐA DẠNG SINH HỌC
    Thực vật Động vật
  • BẢN ĐỒ
  • TRỢ GIÚP
    Liên hệ Ứng dụng GeoPfes (ANDROID) Ứng dụng GeoPfes (IOS) Ứng dụng QRCode Plants Ứng dụng PFES Document Youtube Facebook IFEE
  • ĐĂNG NHẬP

Gà so cổ hung - Arborophila davidi

  • Ngành: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  • Ngành Latin: CHORDATA
  • Lớp: CHIM
  • Lớp Latin: AVES
  • Bộ: BỘ GÀ
  • Bộ Latin: GALLIFORMES
  • Họ: Trĩ
  • Họ Latin: Phasianidae
  • Chi Latin:

Hình Thái: Đặc điểm nhận dạng: Lông trước mắt đen, có dải rộng mầu trắng nhạt từ trên mắt kéo dài xuống hai bên cổ chuyển thành màu hung vàng. Họng trên trắng, dưới hung vàng, tiếp nối theo là dải màu đen nhìn rất rõ kéo từ sau tai xuống tạo thành yếm ở ngực. Bụng có màu phớt hung vàng nhạt. Sườn có vệt ngang màu đen và trắng xen kẽ nhau. Mỏ đen, gốc mỏ đỏ. Mắt nâu, da trần quanh mắt đỏ. Chân tím nhạt hay hồng.

Sinh thái: Sinh học, sinh thái:

Trong Nước: Trong nước: Trước đây đã tìm thấy ở tỉnh Biên Hoà cũ (Phú Riềng). Nay đã tìm thấy lại ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai và Lâm Đồng), vùng rừng Bù Gia Mập (Bình Phước). Thế giới: Cămpuchia.

Ngoài Nước:

Trạng thái bảo tồn: Gà so cổ hung sống ở những nơi hay bị tác động mạnh của con người như khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy và săn bắt. Tuy nhiên từ năm 1998, khi Vườn quốc gia Cát tiên được thành lập, các tác động này được hạn chế nhiều và gà so cổ hung được bảo vệ tốt hơn, song vẫn chưa tránh khỏi sự săn bắt đối với chúng. Mặt khác, loài này có phạm vi phân bố hẹp trong huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) và huyện Tân Phú (Đồng Nai) với diện tích khoảng 40.000km2, số lượng cá thể không lớn.

Sách đỏ VN: EN

IUCN: NT

ND84: IB

Giá trị: Loài đặc hữu quý hiếm, có vùng phân bố hẹp, có giá trị khoa học, làm cảnh. Có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam và toàn cầu.

Nguồn: vncreatures.n

  • TÌM KIẾM
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM NUNG

Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển bởi: Phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Viện Sinh thái rừng và Môi trường (IFEE), Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF)

© 2021 VIỆN SINH THÁI RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Phòng R&D (104), tầng 1, nhà A3,
    Viện Sinh thái rừng và Môi trường.
  • info@ifee.edu.vn
  • +84-24-22 458 161
SƠ ĐỒ TRANG
  •  TRANG CHỦ
  •  GIỚI THIỆU
  •  BẢN ĐỒ
  •  LIÊN HỆ
  •  QUẢN TRỊ