Chuột nhắt rừng - Vandeleuria oleracea
- Ngành: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
- Ngành Latin: CHORDATA
- Lớp: THÚ
- Lớp Latin: MAMMALIA
- Bộ: GẶM NHẤM
- Bộ Latin: RODENTIA
- Họ: Chuột
- Họ Latin: Muridae
- Chi Latin:
Hình Thái: Chuột bé, chiều dài thân chưa đến 100mm. Tai, mũi, vòng mắt màu nhạt. Lưng màu nâu da cam. Bụng màu trắng hoặc phớt vàng đất. Ngón chân cái đối diện với các ngón khác và có móng phẳng rõ ràng. Đuôi dài có tới 150% dài thân, màu nâu có thể cuộn lấy cành cây.
Sinh thái: Chuột sống trên cây rừng nhiệt đới rừng châu Á. Nơi làm tổ thay đổi theo điều kiện địa phương. Tổ bằng lá tre khô. Trên các cành cây cao 1, 5 - 2m, có khi làm tổ trong các bụi cỏ, hốc cây to hoặc dùng tổ cũ của các động vật khác. Tổ dạng hình cầu. Trong tổ có thể chỉ có một con hoặc nhiều con chung sống. Chuột hoạt động ban đêm, leo trèo giỏi. Khi di chuyển chuột dùng đuôi làm cơ quan thăng bằng. Thức ăn của chúng là hạt, cỏ, ngũ cốc nhỏ, quả rừng. Đẻ 3 - 6 con, thường 4 con.
Trong Nước: Việt Nam: Lai châu (Mường Buôn), Lào Cai (Sapa), Sơn La (Mộc Châu), Lâm Đồng (Langbian).
Ngoài Nước: Thế giới: Xrilanca, Nêpan, Ấn Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Trạng thái bảo tồn:
Sách đỏ VN:
IUCN:
ND84:
Giá trị: Có ý nghĩa khoa học loài đặc hữu của rừng nhiệt đới châu Á, loài hiếm ở Việt Nam, số lượng không nhiều, phân bố hẹp, rừng bị phá nhiều không có nơi sinh sống, làm tổ. Mức độ đe dọa: bậc R.
Nguồn: vncreatures.