Lợn rừng - Sus scrofa
- Ngành: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
- Ngành Latin: CHORDATA
- Lớp: THÚ
- Lớp Latin: MAMMALIA
- Bộ: GUỐC CHẴN
- Bộ Latin: ARTIODACTYLA
- Họ: Lợn
- Họ Latin: Suidae
- Chi Latin:
Hình Thái: Lợn rừng nặng 40 - 200 kg, dài thân 1.350 - 1.500mm, dài đuôi 200 - 300mm. Thân ngắn, đầu lớn, ngực nở, phần mông nhỏ hơn phần đầu ngực. Bộ lông thô, cứng màu đen xám. Lông gáy dài, dày và rậm. Khi bị kích thích hàng lông này dựng lên trông con vật dữ tợn. Răng nanh thường phát triển to dài chìa ra ngoài môi. Lợn con có nhiều sọc vàng chạy dọc thân.
Sinh thái: Lợn rừng sống trong tất cả các dạng sinh cảnh, từ rừng thứ sinh, rừng thưa, ven các nương rẫy... Không sống trên núi đá. Không có nơi ở cố định. Sống đàn 5 - 20 con, kiếm ăn đêm (từ chập tối đến gần sáng), ngày nghỉ trong các bụi rậm. Thích đằm mình trong vũng nước. Mùa đông lợn làm tổ để nằm. Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật (nhái, ngoé, giun đất, ong..). Lợn rừng sinh sản quanh năm, mang thai khoảng 4 tháng, đẻ mỗi năm một hoặc hai lứa, mỗi lứa 7 - 12 con. Lợn mẹ làm tổ đẻ rất chu đáo. Lợn con đẻ sau 30 phút có thể đi lại bình thường, một tuần sau có thể đi theo mẹ và trưởng thành sinh dục sau hai năm tuổi.
Trong Nước: Thế giới: châu Âu, châu Á, Bắc Phi.
Ngoài Nước: Việt Nam: Lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du, Đây là loài duy nhất thuộc họ Lợn Suidae phân bố ở nước ta.
Trạng thái bảo tồn: Số lượng lợn rừng ở nước ta còn tương đối nhiều. Ngành lâm nghiệp cần quản lý và sử dụng tốt nguồn lâm sản này để tăng nguồn thu nhập kinh tế.
Sách đỏ VN:
IUCN: LC
ND84:
Giá trị: Lợn rừng cho da lông, thực phẩm. Trong hoạt động kiếm ăn lợn rừng ủi đất làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và hàng năm chúng thải ra cho đất rừng một lượng lớn phân và nước giải. Tuy nhiên lợn rừng cũng gây một số tác hại cho hoa màu lương thực trên nương rẫy, phá hoại măng tre nứa.
Nguồn: vncreatures