KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM NUNG
VIỆN SINH THÁI RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

KBTTN Nam Nung

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐA DẠNG SINH HỌC
    Thực vật Động vật
  • BẢN ĐỒ
  • TRỢ GIÚP
    Liên hệ Ứng dụng GeoPfes (ANDROID) Ứng dụng GeoPfes (IOS) Ứng dụng QRCode Plants Ứng dụng PFES Document Youtube Facebook IFEE
  • ĐĂNG NHẬP

Thạch sùng đuôi sần - Hemidactylus frenatus

  • Ngành: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  • Ngành Latin: CHORDATA
  • Lớp: BÒ SÁT
  • Lớp Latin: REPTILIA
  • Bộ: CÓ VẨY
  • Bộ Latin: SQUAMATA
  • Họ: Tắc Kè
  • Họ Latin: Gekkonidae
  • Chi Latin:

Hình Thái: Dài thân: 45 - 63mm, dài đuôi: 45 - 68mm. Đầu và thân phủ vảy hạt nhỏ đồng dạng, vảy ở mõm lớn hơn vảy trên đầu và trên thân một chút, xếp cạnh nhau. Vảy họng hình hạt xếp cạnh nhau. Vảy ở ngực, bụng và dưới đùi có dạng tròn, lớn hơn vảy trên thân, xếp gối lên nhau. Vảy xung quanh khe huyệt bé. Tấm mõm hình chữ nhật, rộng hơn cao 1,6 lần.Tấm cằm hình tam giác, mép viền ngoài rộng hơn tấm mõm. Có 2 cặp tấm sau cằm, cặp thứ nhất chạm tấm mép trên thứ nhất, cặp thứ hai tiếp xúc tấm thứ nhất và tấm thứ hai. Có 10 - 12 tấm mép trên, 7 - 9 tấm mép dưới ở mỗi bên. Có 5 bản mỏng dưới ngón I chi trước, 8 - 11 bản mỏng dưới ngón IV chi sau. Có 16 - 17 lỗ đùi ở mỗi bên. Đuôi tròn có các gai nhỏ xếp thành 6 dãy mấu dọc. Màu sắc đa dạng: Mặt trên màu xám đến đen, hoặc nâu sẫm, nâu nhạt, vàng nhạt đến trắng đục, có các vệt đen dọc theo thân đến gốc đuôi, hoặc có các vệt đen ngang thân; đôi khi là các đốm trắng xếp thành hàng dọc thân, hoặc không có hoa văn. Mặt dưới màu trắng đục.

Sinh thái: Kiếm ăn ban đêm, quanh các khu vực có gốc cây to hay tảng đá mẹ trong rừng thường xanh và đôi khi gặp sống ở các khu vực dân cư. Thức ăn là các loài ấu trùng sống trong khu vực sinh sống.

Trong Nước: Việt Nam: Hầu khắp các tỉnh từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau.

Ngoài Nước:  Hầu khắp các vùng Đông nam châu Á và Trung Quốc, Ấn Độ.

Trạng thái bảo tồn:

Sách đỏ VN:

IUCN: LC

ND84:

Giá trị:

Nguồn:

  • TÌM KIẾM
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM NUNG

Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển bởi: Phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Viện Sinh thái rừng và Môi trường (IFEE), Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF)

© 2021 VIỆN SINH THÁI RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Phòng R&D (104), tầng 1, nhà A3,
    Viện Sinh thái rừng và Môi trường.
  • info@ifee.edu.vn
  • +84-24-22 458 161
SƠ ĐỒ TRANG
  •  TRANG CHỦ
  •  GIỚI THIỆU
  •  BẢN ĐỒ
  •  LIÊN HỆ
  •  QUẢN TRỊ